Dịch vụ

Dịch vụ bảo hiểm xã hội

5
(12)

1/ PHÍ ĐĂNG KÝ LAO ĐỘNG TRỌN GÓI

NỘI DUNG CÔNG VIỆCPHÍ DỊCH VỤ
Làm hồ sơ đăng ký lao động
– Đăng ký khai trình sử dụng lao động với cơ quan lao động
– Làm hồ sơ xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn hoặc hồ sơ thành lập công đoàn
– Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể theo Bộ luật Lao động
– Xây dựng tiêu chuẩn và bảng mô tả chức danh công việc.
– Xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan nhà nước.
1.500.000đ
Làm hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu :
– Soạn thảo hồ sơ và thực hiện đăng ký Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
– Làm hợp đồng lao động.
– Lập bảng lương.
1.500.000đ

2/ PHÍ QUẢN LÝ BHXH, BHYT HÀNG THÁNG

NỘI DUNG CÔNG VIỆCSỐ LAO ĐỘNGPHÍ DỊCH VỤ
Phí quản lý BHXH, BHYT hàng thángTừ 1 đến 51.000.000đ/ tháng
Phí quản lý BHXH, BHYT hàng thángTừ 6 đến 102.000.000đ/ tháng
Phí quản lý BHXH, BHYT hàng thángTrên 102.500.000đ/ tháng

3/ DỊCH VỤ KHÁC (BHXH, BHYT…)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
(Đơn vị tính trên 1 lao động)
PHÍ DỊCH VỤ
Làm hồ sơ tăng lao động ở cơ quan BHXH500.000đ
Đăng ký lại thang bảng lương khi lương tối thiểu vùng thay đổi500.000đ
Làm hồ sơ cấp lại sổ, thẻ khi bị mất hoặc hư hỏng,…500.000đ
Điều chỉnh thông tin trên số BHXH, Thẻ BHYT khi có sai sót500.000đ
Gộp số BHXH khi lao động có nhiều số500.000đ
Làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp500.000đ
Làm hồ sơ giảm lao động, chốt sổ BHXH trả cho người nghỉ việc500.000đ
Làm hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản và các quyền lợi khác của người lao động…(Không giải trình)1.000.000đ
Làm hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản và các quyền lợi khác của người lao động…(Có giải trình theo yêu cầu của BHXH)3.000.000đ

 

4. MỨC ĐÓNG BHXH NĂM 2023

4.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 đối với lao động Việt Nam

Người lao động Việt Nam có tỷ lệ trích đóng BHXH bắt buộc theo tiền lương đóng BHXH. Cụ thể tỷ lệ đóng như trong bảng sau:

Các cụm từ viết tắt:

  • Quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS);

  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); 

  • Bảo hiểm y tế (BHYT);

  • Mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT-TT); 

  • Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN).

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng cộng 32%

Tỷ lệ trích % tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động Việt Nam

Có thể thấy đầu năm 2022 các doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện được hỗ trợ mức đóng BHTN (đóng 0% vào quỹ BHTN). Tuy nhiên bước sang năm 2023 doanh nghiệp sẽ không còn được hỗ trợ nữa.

4.2 Mức đóng BHXH năm 2023 đối với lao động nước ngoài

Đối với người lao động nước ngoài, năm 2023 tiếp tục đóng vào quỹ hưu trí, quỹ BHYT. Người sử dụng lao động sử dụng lao động là người nước ngoài trích đóng các khoản vào quỹ hưu trí, quỹ ốm đau, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trừ quỹ bảo hiểm thất nghiệp không phải trích đóng.

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT-TT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0,5%

3%

8%

1,5%

20,5%

9,5%

Tổng cộng 30%

Tỷ lệ trích % tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động nước ngoài

Lưu ýĐối với trường hợp doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%.

4.3 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu và tối đa

Người lao động làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp, đóng BHXH theo quy định và được giới hạn mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu và mức đóng BHXH bắt buộc tối đa. việc thay đổi mức lương cơ sở dẫn đến thay đổi mức lương đóng BHXH bắt buộc. 

4.3.1 Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu 

Theo quy định tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu với người lao động sẽ được quy định như sau:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: 

  • Phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề);

  • Phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 

  • Phải cao hơn ít nhất 7%  so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

4.3.2 Mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2023

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 89, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu rõ:

“Trường hợp tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở”

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Từ 1/7/2023 mức lương cơ sở được điều chỉnh lên mức 1.800.000 đồng/tháng ( theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022) làm tăng mức lương đóng BHXH bắt buộc tối đa. Cụ thể:

Từ 1/1/2023 đến 30/6/2023:

Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

  • Mức lương đóng BHXH bắt buộc tối đa  là: 20 x 1.400.000 = 29.800.000 đồng/tháng.

Từ 1/7/2023 trở đi:

Mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng 

  • Mức lương đóng BHXH bắt buộc tối đa là: 20 x 1.800.000 = 36.000.000 đồng/tháng.

Các đơn vị doanh nghiệp lưu ý thay đổi mức lương cơ sở từ 1/7/2023 để điều chỉnh mức lương đóng BHXH bắt buộc tối đa cho phù hợp

5. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động có rất nhiều loại ích. Không chỉ có chỗ dựa vững chắc khi về già nhờ khoản tiền lương mà còn được hưởng cả chế độ tử tuất và tham gia BHXH miễn phí khi hưởng lương hưu.

5.1 Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ theo quy định Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội mức đóng BHXH tự nguyện được tính căn cứ theo thu nhập người lao động tự lựa chọn để đóng BHXH. Cụ thể như sau:

  • Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn

  • Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Trên thực tế, Nhà nước ra chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia. Tùy từng đối tượng cụ thể mà mức hỗ trợ sẽ khác nhau:

  • Người thuộc hộ nghèo: 30% mức đóng BHXH tự nguyện

  • Người thuộc hộ cận nghèo: 25% mức đóng BHXH tự nguyện

  • Các đối tượng khác: 10% mức đóng BHXH tự nguyện

Ngoài ra ở mỗi tỉnh căn cứ theo ngân sách của địa phương người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ thêm từ quỹ BHXH.

5.2 Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023

Pháp luật quy định mức thu nhập tháng tối thiểu và tối đa người lao động lựa chọn đóng BHXH tự nguyện buộc người tham gia phải tuân theo. Căn cứ vào quy định này ta có mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023 cụ thể như sau:

5.2.1 Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023

Căn cứ theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn từ ngày 1/1/2022 là 1,5 triệu đồng/tháng. 

Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023 bằng 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn bằng: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng.

5.2.2 Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023

Từ 1/7/2023 dự kiến mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (trước đó là 1,49 triệu đồng/tháng), theo đó mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023 bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở và được chia làm 2 mốc thời gian như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa đến 30/6/2023 là:

22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng.

Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa từ 1/7/2023 là:

22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/người/tháng.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 có hai điểm đáng chú ý so với năm 2022. Một là tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối đa cho người tham gia BHXH tự nguyện do tăng lương cơ sở. Hai là năm 2023 người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHTN với mức đóng 1% và không còn được hỗ trợ mức đóng 0% do dịch bệnh Covid giống như năm 2022.

 

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 12

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Chia sẻ bài viết: