Kinh nghiệm hay

HƯỚNG DẪN KHI THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THUẾ NĂM 2020

5
(2)

Quyết toán thuế năm 2020 là công việc khiến không ít kế toán doanh nghiệp phải đau đầu và thường gặp phải những sai sót trong quá trình thực hiện.

Năm 2020 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng tăng mực phạt chậm nộp các tờ khai Thuế GTGT, Môn bài, … : https://dichvuketoanhoangphuc.com/muc-phat-cham-nop-to-khai-thue-gtgt-tndn-mon-bai

I/ Các bước cần chuẩn bị khi quyết toán thuế năm 2020

Để thực hiện quyết toán thuế năm 2020, doanh nghiệp cần chuẩn bị các bước sau:

  • Kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT

Việc kiểm tra lại hồ sơ khai thuế GTGT là một trong những bước rất quan trọng trước khi thực hiện quyết toán thuế. Kế toán doanh nghiệp cần:
+ So sánh, kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra và tờ khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý
+ Đối chiếu số thuế GTGT trên tờ khai thuế và số thuế GTGT phản ánh trên sổ kế toán
+ Rà soát lại các thông tin trên hóa đơn GTGT mua vào, bán ra và ghi chú lại các hóa đơn có sai sót để có các biện pháp xử lý nếu xảy ra sai sót
+ Kiểm tra thời hạn thanh toán trên hợp đồng so với chứng từ thanh toán thực tế

  • Kiểm tra thuế TNCN

Việc kiểm tra thuế TNCN giúp doanh nghiệp đánh giá được chi phí tiền lương cũng như thuế TNCN của từng nhân viên đã tính đúng theo quy định chưa, có xảy ra sai sót gì không. Cụ thể kế toán doanh nghiệp cần thực hiện:
+ Rà soát lại hợp đồng lao động của từng nhân viên
+ Rà soát lại phụ lục hợp đồng lao động (nếu có)
+ Rà soát lại hồ sơ đăng ký người phụ thuộc của từng nhân viên
+ Kiểm tra lại bảng lương kèm bảng chấm công đã khớp các mục về tiền lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm…theo đúng hợp đồng lao động chưa.
+ Tính toán lại các khoản thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh…để xem đã khớp đúng với tờ khai thuế TNCN hàng quý và lên tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm

  • Kiểm tra lại toàn bộ hợp đồng kinh tế, chứng từ liên quan đến hóa đơn mua vào và bán ra

Đối với chứng từ đầu ra:
+ Đối với kinh doanh thương mại: Thực hiện rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản giao hàng…liên quan đến hóa đơn bán ra
+ Đối với hoạt động xây dựng: Rà soát các hợp đồng kinh tế, dự toán công trình, biên bản nghiệm thu…liên quan đến hóa đơn bán ra

Đối với chứng từ đầu vào:

+ Đối với kinh doanh thương mại: Rà soát các hợp đồng kinh tê, biên bản nhận hàng, thanh lý hợp đồng…liên quan đến hóa đơn mua vào
+ Đối với hoạt động xây dựng: Rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu…liên quan đến hóa đơn mua vào

  • Rà soát toàn bộ các chi phí tính vào chi phí được trừ, khi tính thuế TNDN

+ Thực hiện kiểm tra bản tính giá thành đã phù hợp với định mức tính giá thành hay chưa
+ Bảng kê xác định giá vốn
+ Kiểm tra lại chi phí lãi vay vốn đã hợp lý chưa, các chi phí chênh lệch tỉ giá (nếu có) và các chi phí về tiền lương, tiền công, phụ cấp
+ Kiểm tra các chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác…đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa, các chi phí khống chế chi đã hợp lý chưa
+ Rà soát số dư các tài khoản 131, 331, 152, 156…

  • Chuẩn bị hồ sơ trước khi quyết toán thuế

Kế toán doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ trước khi quyết toán thuế
+ Giấy phép kinh doanh, các lần thay đổi bản gốc và photo
+ Quy chế tài chính doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Photo tờ khai thuế 12 tháng của các năm quyết toán
+ Tập hợp sổ sách gồm: Sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, bảng tổng hợp công nợ, bảng tính giá thành…bằng file cứng lẫn file mềm excel
+ Bản photo kết luận thanh tra, kiểm tra của những lần quyết toán thuế trước đó

II/ Kinh nghiệm khi quyết toán thuế năm 2020 và lưu ý

1/ TK 111: Tiền mặt

Tài khoản này không có số dư âm (dư bên có), bạn cần kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỹ bị âm. Nếu trường hợp có quỹ âm, thì bạn cần điều chỉnh như sau:

  • Chi tiền vào đúng thời điểm quỹ có tiền mặt (bạn chú ý ngày chi tiền có thể khác với ngày lập phiếu chi. Nếu kế toán lập phiếu chi mà quỹ âm, thì thủ quỹ có thể chưa chi. Tới khi quỹ có tiền, thủ quỹ mới làm thủ tục chi tiền, ngày chi được ghi vào ngày tháng phía bên dưới của phiếu chi)

2/ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Tài khoản không có số dư âm (dư bên có). Nếu có, bạn cần đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót.

Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng, lấy toàn bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khoản này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không.

3/ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

Tài khoản này không dư có và phải kết chuyển hàng tháng. Bạn cần đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT và sẽ có 2 trường hợp có thể xy ra:

  • Nếu bạn kê khai thuế đầu vào đúng theo tháng phát sinh, thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư nợ TK 133 bằng nhau
  • Nếu bạn kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 bao giờ cũng nhỏ hơn số dư nợ TK 133

4/ TK 131: Công nợ phải thu

Tài khoản này sẽ có cả dư nợ và dư có. Bạn cần đối chiếu số dư này với sổ chi tiết công nợ phải thu. Nếu có số dư có, bạn cần đối chiếu xem:

  • Có đúng khách hàng trả trước cho mình, hay mình hạch toán nhầm.
  • Nếu khách hàng chuyển tiền vào TK của công ty mình, mà chưa xuất hóa đơn, thì bạn nên xuất hóa đơn cho số tiền này để hạch toán doanh thu trong kỳ
  • Đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm 31/12.

5/ TK 141: Tạm ứng

Tài khoản này thường không dư có. Nếu có dư có thì phải xem hạch tóan có gì chưa đúng. Nếu còn dư nợ, bạn cần đối chiếu và đôn đốc hòan ứng để hạch toán chi phí cho phù hợp với doanh thu trong kỳ

Thêm vào đó, những tài khoản có số dư nợ hoặc dư có, được phản ảnh trên bảng cân đối còn được thể hiện thông qua TK 142,242: Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, TK hàng tồn kho: Từ TK 151 đến TK 158, Tài sản cố định, TK 333: Thuế và các khoản nộp Nhà nước, TK 331, 3341: Vay ngắn hạn và dài hạn, Tiền lương và các khoản tính theo lương, Vốn chủ: TK 411.421…

B/ Những tài khoản không có số dư và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh

1 / TK 511: Doanh thu cung ứng hàng hóa và dịch vụ

TK 711: Thu nhập khác
Tài khoản này không có số dư. Bạn cần kiểm tra nhanh trong số phát sinh

  • Xem lại các khoản doanh thu đã hạch toán đủ chưa. Phát sinh có của TK 511, 711 phải bằng với các chỉ tiêu: Hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai 01/GTGT của 12 tháng
  • Còn những khoản thu nhập nào không phải xuất hóa đơn, không nằm trên tờ khai 01/GTGT đã hạch toán đủ chưa
  • Thuế GTGT trực tiếp, thuế XK hạch toán vào bên Nợ TK 511
  • Những khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán đủ chưa

2 / TK 632: Giá vốn hàng bán

Tài khoản này không có số dư. Bạn cần kiểm tra ở số phát sinh để thấy được những cái bất cập

  • Giá vốn hàng bán đã kết chuyển chưa
  • Trường hợp thành phẩm xuất bán đã tính giá thành và kết chuyển giá vốn chưa
  • Giá vốn của dịch vụ đã được tính đủ, tính đúng chưa. Những trường hợp chi phí dở dang còn chuyển kỳ sau đã đúng chưa
  • Những khoản giá vốn không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như: Chứng từ không hợp lệ, không thanh toán qua ngân hàng…

3/ TK 642: Chi phí quản lý

Tài khoản này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót

  • Hạch toán vào chi phí quản lý hay chi phí bán hàng
  • Những khoản chi phí không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như:

+ Những chi phí vượt mức khống chế 15% của thuế TNDN
+ Những hóa đơn không thanh toán qua ngân hàng
+ Chứng từ không hợp lệThêm vào đó, những tài khoản không có số dư và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh như TK 811: Chi phí khác, TK 821: Thuế TNDN hiện hành, TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

Trích : https://sme.misa.vn/

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Chia sẻ bài viết: